Một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm chính là độ nhám bề mặt. Để xác định được độ nhám lớp bề mặt sẽ cần sử dụng đến các loại máy đo độ nhám mang đến sự chính xác. Vậy máy đo độ nhám kim loại là gì? Những tiêu chuẩn về độ nhám cũng như các loại máy đo độ nhám kim loại bán chạy nhất hiện nay. 

 

Máy đo độ nhám là thiết bị đo được ứng dụng phổ biến trong các ngành sản xuất ra các sản phẩm sử dụng đến sơn phủ bề mặt, trong các ngành này đều cần quan tâm đến chỉ số về độ nhám, hay còn gọi là độ bóng, để có thể xác định được chất lượng của lớp bề mặt.

Độ nhám bề mặt kim loại là gì?

Độ nhám bề mặt kim loại còn được gọi với tên khác là độ bóng bề mặt sau khi hoàn thành việc gia công bề mặt đảm bảo có độ mịn, bằng phẳng nhất. Trong đó, các vết nhám, nhấp nhô xuất hiện trong khi lớp bề mặt bị biến dạng do quá trình cắt, gia công kim loại tạo thành. 

Độ nhám bề mặt kim loại còn được biết đến là độ bóng, độ nhẵn trên kim loại sau khi gia công

Việc xác định độ nhám bề mặt cho phép đánh giá chất lượng trong sản xuất các thiết bị, sản xuất các mối ghép động như sóng dẫn, ổ trượt, con trượt,... Khi độ nhám của thiết bị có chỉ số quá lớn sẽ khiến dầu khó bôi trơn. Điều này làm trong việc chuyển động không được trơn tru, hiệu quả hấp. 

Ngoài ra, khi độ nhám quá lớn còn có thể gây các hiện tượng giật, làm hư hỏng các thiết bị máy móc. Ngược lại, độ nhám càng nhỏ tức là các chi tiết máy thêm nhẵn bóng mang đến tính thẩm mỹ cao, ngăn chặn được sự ăn mòn cho thiết bị. 

 

Máy đo độ nhám kim loại là gì?

Máy đo độ nhám được biết đến là một thiết bị dùng để đo chiều sâu độ nhám (ký hiệu là Rz) và các giá trị trung bình của độ nhám (được ký hiệu Ra ). Máy đo độ nhám cũng chính là máy đo độ nhẵn, mịn cho bề mặt kim loại hay các vật liệu khác. 

Máy đo độ nhám kim loại là thiết bị đo chính xác mức độ nhám trên bề mặt vật liệu kim loại

Đơn vị của độ nhám được tính bằng micromet (µm) hoặc micron (mm). Máy đo độ nhám cũng có thể được sử dụng để xác định độ bóng mịn cho bề mặt.

Tuy nhiên, khác với độ bóng, độ nhám cũng có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá về chất lượng của lớp bề mặt. Độ nhám bề mặt được tính trong giới hạn tỉ số giữa các bước mấp mô (p) với chiều cao mấp mô (h). Khi tỷ số giữa (p) nhỏ hơn hoặc bằng 50 có nghĩa là những mấp mô đó là nhám bề mặt.

Như đã nói ở trên, khi một bề mặt thô, có độ nhám cao có khả năng bị mài mòn, bị oxi hóa nhanh hơn so với bề mặt kim loại được mài nhẵn. Bề mặt nhám cũng sẽ bị nứt cao, ngược lại có khả năng tăng độ bám dính tốt. 

Tiêu chuẩn độ nhám kim loại

Tiêu chuẩn về độ nhám được được giá thông qua những 2 tiêu chí chính là:

  • Ra chỉ độ sai lệch trung bình.
  • Rz chỉ chiều cao nhấp nhô. 
  • Đơn vị của sai lệch trung bình được ký hiệu là µm.
  • Độ nhám bề mặt được quy định bằng chỉ số Ra theo các cấp độ 5 đến cấp 11. 

Bạn có thể tham khảo: Bảng tiêu chuẩn độ nhám cho từng chất lượng bề mặt

Bảng tiêu chuẩn độ nhám cho từng chất lượng bề mặt

Trong đó

  • Cấp siêu chính xác được quy định từ cấp 01 ÷ cấp 1
  • Cấp độ chính xác cao được quy định từ cấp  1 ÷ 5.
  • Cấp độ chính xác thường được quy định từ 6 ÷ 11.

Top máy đo độ nhám phổ biến nhất hiện nay

Việc kiểm tra độ chính xác về độ nhám trên bề mặt kim loại sẽ cho phép người sử dụng đánh giá được chất lượng cho sản phẩm. Dưới đây là top 3 máy đo độ nhám kim loại chất lượng bán chạy hiện nay.


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

Top

0938696509